Nhiều khách hàng có nhu cầu cách nhiệt cho công trình nhưng vẫn chưa hiểu rõ về vật liệu cách nhiệt cũng như chưa biết loại vật liệu nào tốt hơn, chọn vật liệu cách nhiệt nào cho hiệu quả. Tất cả sẽ được Remak giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi.
Cách nhiệt là chặn sự truyền nhiệt từ môi trường này sang môi trường khác.
Nhiệt độ có xu hướng truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi nhiệt độ thấp hơn.
Nhiệt độ truyền theo 1 trong 3 phương thức sau
+ Dẫn nhiệt
+ Đối lưu
+ Bức xạ nhiệt
Cách nhiệt chọn vật liệu nào cho đúng?
Theo các nhà khoa học, vật liệu cách nhiệt là những vật liệu có hệ số dẫn nhiệt “K” (truyền nhiệt) nhỏ hơn hoặc bằng 0.157w/m.oC.
Có cách nhiệt lạnh và cách nhiệt nóng, phổ biến hơn là cách nhiệt nóng hay còn gọi là chống nóng.
Cách nhiệt lạnh thường dùng cho hệ thống đường ống hoặc công trình hầm đông lạnh, kho lạnh.
Vật liệu cách nhiệt nóng: bông khoáng, bông thủy tinh, bông gốm, túi khí… | Vật liệu cách nhiệt lạnh : xốp PE, EPS, XPS, cao su lưu hóa… |
Không yêu cầu chống ngưng tụ hơi nước | Đảm bảo yêu cầu chống ngưng tụ hơi nước |
Không yêu cầu quá cao về độ linh hoạt | Yêu cầu về khả năng uốn cong và linh hoạt để ngăn chặn sự ngưng tụ xảy ra |
Nhiệt độ cao làm nước bay hơi nên không cần cấu trúc tế bào kín | Yêu cầu trúc tế bào kín để ngăn chặn sự xâm nhập của nước. |
Khả năng cách nhiệt của vật liệu phụ thuộc vào hệ số dẫn nhiệt K và hệ số cách nhiệt R.
Hệ số dẫn nhiệt K hay hệ số truyền nhiệt càng nhỏ thì khả năng cách nhiệt của vật liệu càng tốt.
Mức độ dẫn nhiệt phụ thuộc vào tính chất tự nhiên và tỷ trọng của vật liệu, vật liệu có tỷ trọng càng cao dẫn nhiệt càng tốt.
Ngược lại hệ số cách nhiệt R tỉ lệ nghịch đảo với hệ số dẫn nhiệt k, có nghĩa là hệ số cách nhiệt càng lớn thì vật liệu càng cách nhiệt tốt.
Vật liệu cách nhiệt được phân loại dựa trên nhiều yếu tố như:
- Dựa vào thành phần cấu tạo:
+ Sợi rỗng (Bông Thủy Tinh, Bông Khoáng,...)
Bông thủy tinh, Bông khoáng Remak hiện được sử dụng rất nhiều trong các công trình cách nhiệt dân dụng và công nghiệp
+ Hạt rỗng (peclit, vecmiculit, vật liệu vôi cát,...)
+ Ống tổ ong (bê tông tổ ong, thủy tinh bọt, chất dẻo xốp,...)
- Dựa vào hình dáng:
+ Khối (tấm, block, ống trụ, bán trụ, hình dẻ quạt,...)
+ Cuộn (nỉ, băng, đệm,...)
+ Dây và loại dời
- Dựa vào thành phần nguyên liệu:
+ Vô cơ
+ Hữu cơ
- Dựa vào khối lượng thể tích:
+ Đặc biệt nhẹ có các tỷ trọng: 15, 25, 35, 50, 75, 100
+ Nhẹ có các tỷ trọng: 125, 150, 175, 200, 250, 300, 350
+ Nặng có các tỷ trọng: 400, 450, 500, 600
- Dựa vào tính chịu nén (biến dạng nén):
+ Mềm (độ lún ép ≤30%)
+ Bán cứng (độ lún ép 6-30%)
+ Cứng (độ lún ép <6%)
- Dựa vào tính dẫn nhiệt:
+ Nhóm A (dẫn nhiệt kém)
+ Nhóm B (dẫn nhiệt trung bình)
+ Nhóm C (dẫn nhiệt tốt)
XPS cũng là vật liệu phổ biến trong thi công chống nóng mái, tường/vách, nền
+ Tránh thất thoát nhiệt
+ Duy trì nhiệt ổn định
+ Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện năng
+ Tạo ra không gian sống thoải mái hơn
Thực tế cho thấy chi phí làm cách nhiệt cho một ngôi nhà mới chiếm chưa tới 1% trong tổng chi phí xây dựng. Và đặc biệt chi phí cho việc thi công cách nhiệt này sẽ nhanh chóng được hoàn lại sau chưa đầy 3 năm nhờ tiết kiệm chi phí điện năng cho hệ thống điều hòa làm mát hay sưởi ấm.
Ngoài ra còn một số tác dụng như:
+ Chống ngưng tụ hơi nước
+ Giảm tiếng ồn, hấp thụ rung động
+ Bảo vệ công trình, đường ống khỏi các điều kiện môi trường khắc nghiệt, kéo dài tuổi thọ cho công trình hay hệ thống đường ống
+ Ngăn sự lan truyền của lửa
+ Ức chế sự hình thành phát triển của virus, vi khuẩn, nấm mốc
Mỗi loại vật liệu cách nhiệt có thời gian sử dụng và độ bền khác nhau, tùy thuộc vào thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất. Có loại có độ bền 5-10 năm như túi khí, xốp chống nóng EPS nhưng có loại độ bền lên đến 50 năm như bông khoáng.
Bên cạnh đó độ bền của vật liệu cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng, điều kiện và môi trường sử dụng, cách thi công.
Khả năng tài chính, mức chi phí dự định cho việc làm cách nhiệt là bao nhiêu?
Công trình cần cách nhiệt là công trình gì? Nhà ở? Nhà xưởng hay nhà kho…?
Công trình cần cách nhiệt nóng hay lạnh?
Tình trạng hiện tại của công trình như thế nào? Mới hay cũ? Kết cấu gì?
Vị trí cần cách nhiệt ở đâu? Tường hay mái? Bên trong hay bên ngoài công trình?
Điều kiện khí hậu thời tiết nơi bạn ở như thế nào? Ví dụ mưa nhiều thì ưu tiên dùng vật liệu gì? Độ ẩm cao thì dùng vật liệu gì?
Bông khoáng, xốp XPS
Túi khí, bông khoáng, bông thủy tinh, xốp XPS, PE
Xốp XPS, túi khí
Bông khoáng, bông thủy tinh, xốp XPS, panel XPS, túi khí
Nếu trên 1000 độ dùng bông gốm
Dưới 1000 độ dùng bông khoáng
Dưới 300 độ dùng bông thủy tinh
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đọc đã có thêm một số kiến thức cơ bản liên quan đến việc chọn vật liệu cách nhiệt phù hợp với công trình. Mọi câu hỏi về cách nhiệt, bảo ôn, vật liệu cách nhiệt bảo ôn bạn đọc vui lòng liên hệ đội ngũ Remak để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem định vị:
- Tổng công ty: Lô 10, khu CN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
- Kho Mỹ Đình: Đối diện 304 đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy: KCN Mông Hóa, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình.
- Chi nhánh Đà Nẵng: Lô 35, Đường số 4, KCN Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
- Chi nhánh Sài Gòn: Số 181 đường Dương Công Khi, Tân Hiệp, Hóc Môn.
* Để rõ đường đi và thuận lợi cho đôi bên Quý khách vui lòng Click vào đây để xem chi tiết.