Tiêu âm và cách âm là 2 khái niệm khá quen thuộc và khác nhau hoàn toàn nhưng không phải ai cũng phân biệt được. Khá nhiều người vẫn nhầm lẫn và tưởng 2 khái niệm này là một.
Tiêu âm hay còn gọi là hút âm, hấp thụ âm thanh. Tiêu âm chính là ngăn không cho âm thanh đập phản xạ vào các bề mặt cứng nhẵn như tường, trần, sàn gây âm vang, âm dội lại, và gây nhiễu âm khi kết hợp với âm thanh gốc, nhờ vậy cải thiện chất lượng âm thanh, giúp âm thanh rõ ràng hơn, hay hơn.
Tiêu âm và cách âm về bản chất là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Tiêu âm mục đích là cải thiện âm thanh sẵn có trong một không gian, giúp âm thanh rõ ràng hơn, hay hơn.
Cách âm là chặn âm thanh, không cho chúng truyền từ không gian này sang không gian khác, từ môi trường bên trong ra bên ngoài hoặc ngược lại.
Tiêu âm dùng vật liệu tiêu âm
Vật liệu tiêu âm phải có đặc trưng là cấu tạo gồm nhiều lỗ xốp và thông thoáng khí, cấu trúc phân tử mở để âm thanh đi vào và xuyên qua.
Một số loại vật liệu tiêu âm phổ biến hiện nay đó là:
+ Mút tiêu âm: mút trứng, mút gai, mút đầu nấm, mút góc, mút luống, mút phẳng, mút vụn
Mút tiêu âm được dùng khá phổ biến trong phòng thu âm, phòng nghe nhạc vì khả năng hấp thụ âm vang tốt
+ Bông: bông phòng sạch ecowhite, bông khoáng Remak, bông thủy tinh
+ Gỗ tiêu âm: gỗ tiêu âm soi rãnh, gỗ tiêu âm đục lỗ
+ Sợi rơm rạ tiêu âm, v.v…
Xem thêm
- Báo giá Bông ecowhite
- Báo giá bông khoáng Rockwool
- Báo giá bông thủy tinh Remak
- Báo giá gỗ tiêu âm, tấm len gỗ, tấm sonic
Muốn biết khả năng tiêu âm, hấp thụ âm thanh của vật liệu cao hay thấp, người ta dựa vào hệ số hấp thụ âm NRC, giá trị từ 0-1.
Vật liệu nào có hệ số hấp thụ âm thanh càng lớn thì vật đó tiêu âm càng tốt. Hệ số tiêu âm NRC = 1 nghĩa là vật liệu hấp thụ 100% năng lượng âm. Nếu NRC = 0 nghĩa là vật liệu phản xạ âm hoàn toàn.
Những vật liệu mềm, hoặc xốp, có nhiều lỗ khí, dễ uốn thì hệ số hấp thụ âm thanh cao nhất, ngược lại vật liệu có tỷ trọng dày cao, cứng chắc, đặc kín như kim loại, đá, kính thì hệ số hút âm thấp.
Những công trình đòi hỏi tính chính xác cho âm thanh (như trong những studio hoặc phòng thu âm), họ chỉ muốn lưu giữ những âm thanh chính xác được thu trực tiếp về (trực âm), chứ không muốn nhận thêm những âm thanh bị phản xạ (dội âm). Do đó người ta thường sử dụng các vật liệu tiêu âm để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho âm thanh thu được.
VL tiêu âm không nên dán quá nhiều trong phòng vì sẽ làm “chết” âm, mất đi sự sống động của âm thanh gốc.
Trong hầu hết các trường hợp, VL tiêu âm nên chiếm 15-30% diện tích phòng. Với phòng xem phim gia đình hoặc phòng có nhiều tiếng ồn, tạp âm, phòng có tường bê tông hoặc thạch cao, vật liệu tiêu âm nên chiếm 50% diện tích phòng.
Và để đạt chất lượng âm thanh tốt nhất, trong quá trình thi công người ta thường kết hợp cả vật liệu cách âm.
Nên kết hợp vật liệu cách âm với vật liệu tiêu âm để mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất
Vật liệu tiêu âm nên được lắp đặt ở những vị trí phản xạ âm, vị trí gây hiện tượng âm vang như: 2 bên tường, tường trước và sau vị trí đặt ghế ngồi, trên trần nhà.
Nên lắp tấm tiêu âm sao cho điểm chính giữa của tấm panel cao ngang với tai người nghe, để đạt hiệu quả tốt nhất thay vì quá cao hay quá thấp.
Khi lắp nên cách tường ít nhất 20mm để tăng hiệu quả hấp thu âm thanh.
Không phải vật liệu tiêu âm nào cũng có tác dụng như nhau, và không phải cứ vật liệu tiêu âm đắt tiền là tiêu âm tốt.
Bạn cần nhớ rằng mỗi vật liệu có khả năng hấp thụ âm thanh ở dải tần số khác nhau, có vật liệu hấp thụ tốt ở dải âm thấp tần nhưng lại có vật liệu hấp thụ tốt ở cả dải trung bình và cao tần, hoặc có loại chỉ hấp thụ được âm thanh ở dải cao tần hoặc trung tần. Ví dụ mút phẳng tiêu âm tốt, hấp thụ âm thanh gần như tối đa ở dải tần số cao, tấm sợi len gỗ và gỗ tiêu âm hấp thụ âm thanh tốt ở dải tần số thấp, sonic hấp thụ âm tốt nhất ở dải tần trung bình.
Để chọn được vật liệu tiêu âm tốt nhất, phù hợp nhất với công trình của mình, các bạn cần xác định một số yếu tố sau:
+ Công trình cần xử lý tiêu âm là công trình gì? Có công năng gì?
+ Tình trạng hiện tại của công trình là gì? Công trình cũ cần cải tạo hay xây mới? Trần, tường/vách làm bằng chất liệu gì?
+ Diện tích phòng cần xử lý
+ Âm thanh cần xử lý tiêu âm là âm thanh gì ? ở tần số bao nhiêu? tiếng nhạc piano hay tiếng trống, tiếng nhạc hi-end, … bởi mỗi loại âm thanh, nhạc cụ sẽ có tần số khác nhau.
+ Bạn có yêu cầu gì về bề mặt không gian sau xử lý tiêu âm không?
+ Ngân sách bạn định dùng cho việc xử lý tiêu âm khoảng bao nhiêu?
Với các phòng studio, phòng livestream tại gia, loại vật liệu tiêu âm được dùng phổ biến nhất đó chính là các loại mút tiêu âm: mút trứng, mút gai, mút góc, mút nấm vì giá thành rẻ, dễ thi công, lắp đặt nhanh mà hấp thu năng lượng âm tốt.
Còn nếu muốn sang trọng, bền đẹp hơn thì bạn có thể dùng tấm tiêu âm sonic hoặc gỗ tiêu âm. Tuy nhiên 2 giải pháp này sẽ tốn kém hơn và thi công lâu hơn.
Ống gió không được xử lý tiêu âm, cách âm cũng gây ra tiếng ồn khó chịu ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Để tiêu âm ống gió thường chúng ta sẽ dùng bông khoáng bọc ngoài.
Với ống gió tròn, thường dùng bông khoáng cuốn quanh ống, sau đó là lớp tôn và cuối cùng dùng đai xiết cố định.
Với ống gió vuông, ta có thể dùng bông khoáng bọc quanh ống gió, mặt ngoài dán vải tiêu âm, sau đó dùng đinh ghim bông có định vật liệu.
Tiêu âm phòng sạch dùng bông phòng sạch ecowhite hay còn gọi là bông polyester. Loại bông này được chứng minh an toàn với sức khỏe, không gây dị ứng cho các trường hợp hen suyễn, không ngứa, không sinh bụi mịn trong quá trình sử dụng.
Tuy không có nhiều ưu điểm về cách nhiệt, cách âm chống cháy như bông khoáng hay bông thủy tinh nhưng loại bông này được yêu thích vì độ an toàn cao hơn với sức khỏe.
Với các công trình hội trường, phòng họp có diện tích lớn cần xử lý tiêu âm trên cả trần và tường, vách.
Phổ biến nhất là dùng cao su non, tiếp đến là lớp bông khoáng/bông thủy tinh và bên ngoài dùng gỗ tiêu âm xẻ rãnh hoặc gỗ đục lỗ.
Tiếng ồn máy công nghiệp rất lớn, do đó không chỉ xử lý tiêu âm mà còn xử lý cách âm để không ảnh hưởng đến những người xung quanh, không gian xung quanh.
Trước hết cần dựng khung sắt bên ngoài để lắp tấm cách âm Remak® SoundOFF Barrier.
Tiếp đến lớp bên trong dùng lớp bông khoáng Remak® Rockwool có dán lớp vải tiêu âm
Để chống ồn, rung lắc thì bên dưới chân máy kê thêm lò xo giảm chấn Floor vibration absorber.
Xem thêm
Không chỉ là nhà cung cấp vật liệu tiêu âm chống ồn nổi tiếng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, vật liệu Remak còn được khách hàng, nhà thầu trên khắp cả nước tin dùng cho các công trình từ dân dụng đến công trình công nghiệp và thương mại.
Quý bạn đọc hoàn toàn yên tâm về chất lượng vật liệu tiêu âm do Remak cung cấp, bởi đến nay sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại hầu khắp các dự án lớn như: Trường quay S9 đài Truyền hình Việt Nam, trường quay Kênh truyền hình Quốc Hội, Đài tiếng nói Việt Nam, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Bệnh viện Việt Pháp, Hội trường Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân, Hội trường Bộ tư lệnh Quân khu 2, v.v...
Remak cung cấp vật liệu chất lượng cao với giá cả cạnh tranh nhất thị trường, nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho khách hàng. Quan trọng không kém, chúng tôi còn tư vấn cho khách hàng giải pháp xử lý tiêu âm chuyên nghiệp, giúp quý khách có được không gian âm học với hiệu suất âm thanh tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu một số thông tin cơ bản liên quan đến tiêu âm. Hi vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm tiêu âm, biết được vật liệu nào là vật liệu tiêu âm, công trình nào nên dùng vật liệu nào tiêu âm tốt hơn, phù hợp hơn, v.v…
Mọi câu hỏi liên quan đến tiêu âm, vật liệu tiêu âm hay xử lý tiêu âm bạn đọc vui lòng liên hệ đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của Remak để được giải đáp chính xác và nhanh nhất.
Xem định vị:
- Tổng công ty: Lô 10, khu CN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
- Kho Mỹ Đình: Đối diện 304 đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy: KCN Mông Hóa, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình.
- Chi nhánh Đà Nẵng: Lô 35, Đường số 4, KCN Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
- Chi nhánh Sài Gòn: Số 181 đường Dương Công Khi, Tân Hiệp, Hóc Môn.
* Để rõ đường đi và thuận lợi cho đôi bên Quý khách vui lòng Click vào đây để xem chi tiết.